Chùm tour Du lịch Đà Lạt giá rẻ
Đà Lạt không chỉ nổi tiếng về phong cảnh thơ mộng, hữu tình mà bên cạnh đó những món ăn ở Đà Lạt cũng thu hút không ít du khách đến với thành phố mộng mơ này.
Du lịch đến Đà Lạt trong tiết trời se se lạnh thì không gì tuyệt vời bằng khi ngồi nhâm nhi món khô nai cay cay dai dai ngọt ngọt với vài 3 ly rượu hay bia.
Khô nai / khô bò cay cay dai dai ngọt ngọt là đặc sản Đà Lạt nổi tiếng với nhiều loại như khô sợi, khô miếng hay khô tẩm mè…
Ngoài ra còn có món khô cá và khô heo.
Ông Cil K”Ba ở Măng Line (TP Đà Lạt) cho biết, để có được món khô cá rất công phu. Sau khi thu hoạch mùa xong, một số trai làng khỏe mạnh mang gùi cắt rừng đi về phía thượng nguồn những con suối, con thác ở tận dãy núi cao để tìm bắt loại cá trắng nhỏ làm mắm – đây là loại mắm không thể thiếu trong lễ Pơ Thi (lễ bỏ mả) và lễ đâm trâu, theo tục lệ của các tộc người thiểu số ở Nam Tây Nguyên. Trước đây gia đình làm lễ phải đãi khách món mắm này, khách mời phải dùng mắm trước mới được ăn thịt trâu. Cùng với thời gian này, trai làng tìm bắt những con cá trắng lớn (tiếng địa phương gọi là Srang) để làm khô cá.
Đăng ký : Du lich 30 thang 4 đi Đà Lạt tại đây
Để có được món khô cá phải mất ít nhất 2 – 3 ngày hun khói. Riêng việc tạo hương vị cho món khô cá cũng không đơn giản – không giống như khô cá của người Kinh. Theo kinh nghiệm gia truyền của từng dòng tộc, có người sẽ sử dụng củi (lấy than đỏ) bằng cây dẻ, cây ksiu để hun cá. Khoảng cách giữa cá và bếp than cũng rất quan trọng, treo quá gần sẽ bị cháy sém, cao quá thịt sẽ bị ôi, mức độ vừa phải sẽ làm cho cá khô dần nhưng không mất vị và mỡ cá khi rớt xuống bếp sẽ bốc thành khói kết hợp mùi hương củi rừng làm thấm đẫm, quyện chặt vào trong thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng riêng cho khô cá.
Với món khô heo cũng vậy, chỉ có điều khác nhau ở chỗ khô cá muốn được ngon phải làm trong rừng còn khô heo thì có thể làm tại nhà. Khi muốn sử dụng chỉ cần mang ra nướng lại trên lửa than, hoặc đập dập thành dăm bông để nấu với măng rừng, hay các loại rau rừng. Canh vừa có vị ngọt của thịt, vừa có mùi đặc trưng của khói, của hương vị rau rừng, nếu ai đã một lần được nếm thử chắc có lẽ suốt cuộc đời sẽ không bao giờ quên. Dù ngày nay xã hội văn minh đã có tủ lạnh để bảo quản thịt nhưng vẫn chỉ giữ được thời gian ngắn mà thôi, trong khi đó các loại khô nói trên của đồng bào Tây Nguyên có thể để cả năm (treo trên giàn bếp) mà không bị hư hại, khi dùng vẫn giữ nguyên mùi vị.
Khô rừng trên đường thương mại hóa.
Ngày nay, đồng bào Tây Nguyên đã biết làm khô rừng phục vụ cho khách du lịch bụi Đà Lạt. Theo người làm khô rừng lão luyện Păng Ting Mut (thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng), để đảm bảo khẩu vị cho du khách, ngày nay phải biến thể bằng cách ướp thêm sả ớt (phải là ớt xanh từ rừng), muối, chanh… Chọn heo mọi, con nhỏ vừa phải, lóc lấy thịt nạc cắt từng khúc như ngón tay, sau đó ướp nhẹ xong xỏ xâu mang hun khói độ 48 tiếng đồng hồ sẽ dùng được. Khi dùng, ăn kèm với các món rau rừng – chỉ riêng đồng bào mới biết, và đặc biệt món ăn này không thể thiếu loại tiêu rừng để làm tăng thêm hương vị đặc biệt.
Riêng già làng Kra Jan Plin có cách làm độc đáo hơn, đôi khi theo yêu cầu của thực khách đã để nguyên con, dĩ nhiên là có ướp gia vị nhưng vẫn giữ nguyên được mùi vị của món khô. Không những vậy, nếu là khách quý, già làng Kra Plin còn đãi món mắm mật và gan cá trắng bắt ở thượng nguồn sông Đa Nhim, Trị An… có vị béo của gan, vị đắng của mật nhưng có hậu ngọt, thông cổ giải rượu. Nhiều du khách khi đã đến du lịch Đà Lạt 4 ngày 3 đêm nhưng chưa thưởng thức được các món khô cá, khô heo và mắm “Kra Jan Plin” thì cũng coi như chưa đến Đà Lạt.