Du lịch bụi Đà Lạt
Đà lạt được mệnh danh là thành phố của du lịch và nghỉ dưỡng với thắng cảnh thơ mộng và khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp để trồng các loại cây ôn đới hay cận nhiệt đới. Mùa lạnh ở Đà Lạt rơi vào những tháng cuối năm lại trùng với mùa cây hồng ra hoa, cho nên khí hậu ờ Đà lạt rất thích hợp cho cây hồng sinh trưởng. Ngoài ra lượng nước ngầm và lượng mưa hằng năm ở Đà Lạt rất dồi dào, đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho cho cây hồng phát triển tốt.
Trước đây ở Đà Lạt chỉ có 2 loại giống hồng là hồng vương (hay hồng chén): to như cái chén, loại hồng này nhiều hạt và dẻo. Loại thứ 2 là hồng trứng: nhỏ chỉ vừa một miếng ăn, không hạt và cũng rất dẻo. Không riêng gì dân Đà Lạt mà cả những người ở nơi khác thích loại hồng trứng hơn vì nó đẹp và không hạt, ăn ngon. Ngoài trái hồng tươi, Đà Lạt còn có những loại hồng chế biến khác như: mức hồng, hồng khô, hồng vôi…
Hồng được người dân hái xuống, cẩn thận lựa từng trái hồng lành lặn rồi được đem ủ làm hồng giòn.
Không cần dùng nước vôi để ủ như trước đây, không sử dụng máy móc hay bất cứ một loại chất bảo quản nào, hồng sau khi hái xuống, chỉ cần cho vào túi ni lông trắng, sạch rồi cột chặt để khoảng 10 ngày là sẽ mất hẳn vị chát chỉ còn lại vị giòn ngọt vừa ăn. Hồng giòn được đóng gói cẩn thận có thể lấy ra ăn dần hay vận chuyển đi xa mà không sợ hư hỏng.
Đăng ký : Du lich 30 thang 4 đi Đà Lạt tại đây
Việc sản xuất hồng khô ở Đà Lạt đã được cải thiện từ nhiều năm trước. Người ta lựa chọn những quả hồng tốt để làm nguyên liệu nên sản phẩm hồng khô ăn rất ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Du lịch Đà Lạt 3 ngày du khách có thể lựa mua hồng giòn ngay trong các gian hàng đặc sản của chợ Đà Lạt, hay mua trực tiếp tại các cửa hàng di động dọc theo đèo Prenn, dưới chân đèo Mimosa, trước khu du lịch thác Prenn.
Không chỉ là một thức ăn vặt hấp dẫn, trái hông giòn còn có rất nhiều giá trị. Phấn hồng, cuống hồng, vỏ hông và thịt trái hồng đều là những vị thuốc. Trái hồng có thể trị được nhiều loại bệnh như: chữa nấc, chữa viêm ruột, kiết lị, chữa lở môi và lưỡi, dị ứng da…Hồng giòn từ lau đã trở thành vị khá quen thuộc trong các bài thuốc Đông y.
Trời đất không những ưu ái cho Đà Lạt một khí hậu đặc biệt mà còn ban tặng nơi đây những sản vật tuyêt vời. Không kì công chăm sóc, không kén chọn nơi trồng, không ngại gió sợ mưa, cây hồng lớn lên như một sự dĩ nhiên của tạo hóa. Chỉ là loại cây trồng xen nhung mỗi năm cứ vào tháng 7 cho tới tháng 11 khắp các khu chợ lớn nhỏ trong thành phố nơi đau cũng tràn ngập hồng. Hồng có trên gánh hàng rong của bà mẹ Đà Lạt, trên sạp trái cây của chị em tiểu thương, trên những con đường tới chùa Tàu hay các villa nghỉ dưỡng.