Vị trí địa lí
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, giáp ranh với huyện Đức Trọng và Đơn Dương Lạc Dương, Lâm Hà.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, được hiểu như toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp.
Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Tên gọi Đà Lạt
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, một người Thuỵ Sĩ mang quốc tịch Pháp là Alexandre Yersin, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ thám hiểm Tây Nguyên và lên được cao nguyên LangBiang để rồi dẫn đến việc khai sinh thành phố hoa Đà Lạt hôm nay. Một thời khắc quan trọng là vào 15h30’ chiều ngày ngày 21/6/1893, sau một chuyến thám hiểm dài ngày khu vực miền Đông Nam Bộ, bác sĩ Yersin đã đặt chân lên được cao nguyên LangBiang làm thay đổi một vùng đất hoang sơ và tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Đà Lạt góp phần biến vùng đất của người Lạch, người Chil đến lúc ấy vẫn chưa có tên trên bản đồ thành một thành phố nổi tiếng được ghi trong từ điển bách khoa của nhiều nước như hôm nay.
Chân dung bác sĩ Yesin người tìm ra Đà Lạt
Tên Đà Lạt từ khi phát sinh cũng ngẫu nhiên, có sự trùng âm trúng ý khiến nhiều người thắc mắc bàn luận. Có người cho rằng những người pháp là “sáng lập viên” đã chọn cho thành phố xinh đẹp này một câu châm ngôn đầy ý nghĩa như các thành phố Châu Âu bắng tiếng Latinh “DAT ALLIIS LAETITIUM ALLIIS TEMPERRIEM”, năm chữ đầu ghép lại thành từ Đà Lạt có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sự mát lành.Thế nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học thì không phải vậy mà tên Đà Lạt có từ gốc là đạ Lạch phát âm theo tiếng của người Lạch. Đây là một trong 3 chi phái thuộc hệ K’ho cùng chia nhau sống tại các vùng phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Riêng người Lạch sống từ chân núi LangBiang tới thành phố Đà Lạt, chiếm cứ xung quanh vùng Hồ Xuân Hương_nơi có con suối nhỏ chảy qua. Theo ngôn ngữ K’ho, Đa, Đạ hay Đăk cónghĩa là nước, là sông, là suối; Lạch( Lạt) là tên bộ tộc của dân tộc K’ho. Như vậy Đà Lạch là con suối của người Lạch. Trong hơn 100 năm qua tên Đà Lạt mang nhiều cách hiểu và nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng ngày nay, chúng ta trả lại ý nghĩa ban đầu cho Đà Lạt : đó là con suối người Lạch, là quê hương của người Lạch và người Lạch một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Thành phố tour Đà Lạt hơn 100 tuổi đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về những cảnh đẹp thơ mộng với đồi thông trải dài, thác nước hùng vĩ đổ từ độ cao 90m xuống, không những thế Đà Lạt còn có sức quyến rũ du khách bởi khí hậu trong lành, mát mẻ, khung cảnh nên thơ và truyền thuyết về tình yêu lãng mạn.
Con người Đà Lạt
Sống trong không gian xanh, khí hậu mát mẻ cũng hình thành nên tinh cách con người Đà Lạt. Người Đà Lạt hiền lành, thật thà, sớm thích nghi để hòa nhập vào môi trường sống. Từ những ngôi nhà với vườn rau xanh ngát đến những con đường quanh co ẩn khuất sau đồi núi, những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dấu mình dưới những rặng thông, vẻ đẹp tự nhiên của hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm thành phố… tất cả đều thể hiện nét hài hòa giữa con người chân chất với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Nếu thiên nhiên Đà Lạt đã “cho người này niềm vui, người kia sự mát lành” thì thiên nhiên ấy đã đóng góp tạo nên nét đẹp hiền hòa của con người.
Cởi mở và mến khách là một điều rất đáng quý của người Đà Lạt.
Đà Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ lại có nguồn sống từ khách, nên mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành lẽ sống. Nét đẹp này rất dễ thấy ở các chị bán hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ như xe thồ, khuân vác, nhân viên nhà trọ… không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Những người dân Đà Lạt có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.
Rời quê hương bản quán lên sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất sơn nguyên hoang vu, đồi núi điệp trùng cách đây hơn nửa thế kỷ, những cư dân Đà Lạt đầu tiên hơn ai hết mong muốn tiếp nhận thêm nhiều đồng bào của mình từ mọi miền đất nước đến vùng đất lành này sống quần cư, tạo ấp, lập làng ngày càng đông vui, xóa dần nỗi buồn xa xứ, phát huy sức mạnh cộng đồng để khai phá đất hoang, làm chủ thiên nhiên. Đây là tiền đề và cơ sở quan trọng để tạo nên tình đoàn kết giữa những nhóm cư dân từ nhiều miền khác nhau về đây cùng sinh sống, giải thích vì sao người Đà Lạt tuy có nhiều gốc gác khác nhau, phong tục tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau… mà vẫn không hề có định kiến, phân biệt đối xử, vẫn sống đoàn kết, gắn bó với nhau trong tình quê hương, nghĩa đồng bào…
Một số khu du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt
Thung Lũng Tình Yêu
Thung Lũng Vàng
Đồi Mộng Mơ
Hồ Xuân Hương
Hồ Than Thở
Hồ Suối Vàng
Dinh Bảo Đại
Vườn Hoa Thành Phố.